UV100 Việt Nam

Tia Cực tím – Mối nguy hại đối với sức khỏe con người

Thứ Hai, 28/06/2021
BTV UV100

Nội dung bài viết

Tia cực tím là gì?

Tia cực tím hay tia tử ngoại, tia UV (viết tắt theo tên tiếng Anh là Ultraviolet) là một loại bức xạ điện từ giống như sóng vô tuyến, bức xạ hồng ngoại, tia X và tia gamma. Tia cực tím bắt nguồn từ ánh nắng mặt trời và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Tia cực tím không thể nhìn thấy bằng mắt thường và còn được gọi là “ánh sáng đen”.

Tia cực tím có ở đâu và tác hại như thế nào?

Nguồn tia cực tím tự nhiên chủ yếu được tìm thấy trong ánh nắng mặt trời với 3 loại cơ bản:

Tia cực tím UVA: chiếm 95% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 99% vào thời điểm trước 10h sáng và sau 16h chiều.

---> UVA gây hại cho làn da vì có bước sóng dài, âm thầm tác động vào bên trong lớp hạ bì của da, gây đứt gãy các sợi collagen và elestin, khiến cho da mất đi độ đàn hồi và hình thành các nếp nhăn. Tia UVA cũng là thủ phạm gây sạm da, da không đều màu và Ung thư da.

Tia UVB: chiếm 5% lượng tia cực tím chiếu xuống trái đất trong thời gian từ 10 – 16h hàng ngày. Chiếm 1% trước 10h và sau 16h hàng ngày.

---> Do có bước sóng ngắn nhưng năng lượng mạnh hơn UVA, bức xạ tia UVB có thể hủy hoại tế bào da, võng mạc mắt, bỏng nắng và ung thư da khi tiếp xúc với cường độ mạnh trong một thời gian nhất định.

Tia UVC: không tác động đến trái đất do bị tầng ozone hấp thụ hoàn toàn.

---> Tuy nhiên, hiện trạng tần ozone đang bị thủng nhiều nơi tiềm ẩn nguy cơ bức xạ năng lượng mạnh của tia UVC sẽ chiếu xuống trái đất và gây ra những hậu quả khôn lường.

Tia UV bao gồm 3 loại cơ bản

Ngoài ra, chính con người cũng đã sản xuất ra nguồn tia cực tím nhân tạo. Nguồn sóng điện từ nhân tạo thường được sử dụng trong các thiết bị giường nhuộm da, đèn UV, đèn chiếu chữa bệnh, đèn diệt trùng, đèn halogen và một số loại máy phát ra tia laser.

Nguồn tia cực tím nhân tạo

Chỉ số tia cực tím (UV Index)

Chỉ số UV trên thế giới được phân theo thang từ 1 – 20. Chỉ số này báo hiệu lượng bức xạ tia cực tím xâm nhập vào bầu khí quyển và đến bề mặt trái đất. Các chuyên gia cảnh báo, chỉ số UV ở mức 3 đã bắt đầu gây tổn hại cho da và sức khỏe con người.

Chỉ số tia cực tím (UV) từ 8-10 sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến vùng mắt và da trên cơ thể, thậm chí tăng nguy cơ ung thư da.

Cường độ tác động của tia UV thay đổi theo thời gian trong ngày

Theo các chuyên gia, tia UV mạnh nhất vào mùa hè (từ tháng 5 - 8), yếu hơn vào mùa xuân, thu và yếu nhất vào mùa đông. Nhiều người nghĩ vào mùa mưa, khi trời không có nắng hoặc nhiều mây là không có tia UV nhưng thực tế không phải, lúc nào cũng có chỉ là cường độ khác nhau. Cường độ mạnh nhất trong ngày là từ 10 giờ đến tầm 15 giờ.

Tia cực tím gây ung thư da như thế nào?

Khi da tiếp xúc với tia cực tím (tia UV), các tế bào tạo sắc tố sẽ giải phóng melanin từ nâu đậm đến đen để bảo vệ da khỏi ánh nắng. Tuy nhiên, khi tế bào gốc tạo sắc tố gia tăng đột biến một cách không kiểm soát được do ánh nắng chiếu vào, chúng có thể phát triển thành khối u, các khối u thường được gọi là tổn thương da. Khối u được gọi là ung thư khi chúng được cấu tạo từ các tế bào ác tính.

Tế bào sắc tố gia tăng đột biến và phát triển thành khối u khi ánh nắng chiếu vào

Một số biện pháp bảo vệ da trước tia cực tím

Thoa kem chống nắng

Thoa kem chống nắng phù hợp với từng loại da và bôi lại nhiều lần trong ngày là một cách bảo vệ da bạn khỏi tác hại trực tiếp từ tia UV. Nhớ phải đảm bảo rằng kem chống nắng mà bạn dùng có độ SPF từ 15 trở lên.

Thoa kem khống nắng có độ SPF từ 15 trở lên và PA+

SPF (chống tia UVB, dấu * hoặc + có tác dụng chống tia UVA); cần lựa chọn kem chống nắng có cả 2 đặc tính trên để có thể chống cả tia UVA và UVB (chỉ số SPF càng cao, bảo vệ càng được lâu, tuy nhiên nếu quá cao sẽ gây kích ứng da).

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng: thoa trước 15 – 20 phút trước khi đi ra ngoài nắng, hiệu quả chống nắng chỉ có tác dụng 2 – 3 giờ, sau đó cần rửa mặt và thoa lại kem mới để có tác dụng bảo vệ tốt, nếu ko càng dễ gây ra bắt nắng.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng kem giữ ẩm để bảo vệ da khỏi tia UV trong nhà, miễn là nó là loại chống nắng phổ rộng và SPF ít nhất là 15.

Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vào thời gian từ 10h đến 15h

Đoạn thời gian này là lúc chỉ số tia UV tăng cao và gây nguy hiểm đặc biệt với làn da, 15p dưới nắng mà không được bảo vệ có thể gây bỏng da, phồng rộp và ung thư da.

Đeo mắt kính chống tia UV

Mặt kính Polarized chống chói, tỉ lệ chống UV trên 90%

Kem chống nắng không thể giúp bảo vệ mắt khỏi những tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra như bệnh đục thủy tinh thể, ung thư mắt. Bên cạnh đó, vùng da mắt dễ bị lão hóa hơn nếu tiếp xúc thường xuyên với tia UV. Hãy chọn kính chống tia UV cho mắt với tiêu chí như sau:

- Chọn loại kính chống cả tia UVB và UVA

- Kính chống nắng nên có kích thước lớn, che được toàn bộ vùng mắt

- Kiểm tra chỉ số chống tia UV của kính. Chúng có thể ngăn chặn 82 – 92% bức xạ UV theo tiêu chuẩn UV, ANSI, CNS.

- Kính thời trang chỉ giúp chặn 70% UV, do đó, hãy chọn kính có ghi thông số UV hoặc ANSI.

Sử dụng trang phục ngăn chặn tia UV

Thực tế là tia UVA có bước sóng dài (400 – 320 nm) nên vẫn âm thầm xuyên qua lớp kính xe, vải áo chống nắng, bóng râm để tác động đến lớp hạ bì của da, gây sạm nám, tàn nhang, lão hóa và ung thư da.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, các chất liệu vải mỏng, nhẹ, dệt sợi thưa là những chất liệu không có khả năng bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời nhiều. Đồng thời, khả năng chống tia tử ngoại của những loại vải đó rất kém, do đó, hầu hết tia cực tím có thể xuyên qua một cách dễ dàng và tấn công làn da chúng ta.

Không phải chỉ cần trùm kín là đủ

Ngoài ra, chất liệu sợi cũng ảnh hưởng tới khả năng chống nắng của vải. Điển hình như vải dệt từ sợi bông chưa tẩy trắng sẽ chống nắng không hiệu quả vì có chứa chất Lignin, một sắc tố có khả năng hấp thu tia tử ngoại rất cao.

Có thể thấy những phụ kiện chống nắng thông thường khó mà đảm bảo được rằng làn da và sức khỏe của bạn được bảo vệ tốt khỏi tác hại từ tia cực tím. Một số lưu ý chọn trang phục chống nắng giúp bảo vệ da tốt:

- Chọn trang phục chống nắng có chứng nhận về chỉ số UPF(chỉ số đánh giá khả năng chống tia tử ngoại của chất liệu vải)

- Nên chọn những loại áo chống nắng sẫm màu, vải dày như Cotton, Jeans, vải Polyester có độ bóng cao. Vải lụa Satin cũng là chất liệu chống nắng cực tốt vì nó phản xạ lại các bức xạ tử ngoại.

Sự bảo vệ hoàn hảo từ UV100

Vì vậy hãy chọn cho mình một thương hiệu thời trang chống nắng uy tín, được chứng nhận và có cam kết về hiệu quả chống nắng cao để bảo vệ chính làn da và sức khỏe của mình. 

Thời trang chống nắng UV100 là một trong những thương hiệu hàng đầu về ngành may mặc công nghệ cao chuyên về Quần, Áo khoác, Găng tay, Khẩu trang... với chức năng chống nắng, chống tia tử ngoại (UV) được đẩy lên tối ưu.

  • Thành phần chính của vải là Polyester và Polyamide.
  • Trong quá trình dệt đã đưa thành phần chống nắng Ceramic Fiber
  • CHỈ SỐ UPF50+ TƯƠNG ỨNG VỚI TỈ LỆ CHE CHỐNG UV ĐẠT 99.3% TRỞ LÊN"

Đây cũng là thương hiệu đầu tiên được ARPANSA (cơ quan phòng chống bức xạ nguyên tử của chính phủ Úc - https://www.arpansa.gov.au/ ) cấp phát chứng nhận trong khu vực châu Á.

Viết bình luận của bạn