UV100 Việt Nam

Có cần chống nắng khi ngồi trong ô tô không? Cách bảo vệ da hiệu quả khi đi xe hơi

Thứ Tư, 30/06/2021
BTV UV100

Ngồi trong ô tô/xe hơi có thể giúp hạn chế được đáng kể việc tiếp xúc với khói bụi, nhiều người vẫn luôn tin rằng kính ô tô có khả năng bảo vệ được làn da dưới tác động của ánh nắng mặt trời như tia UVA và UVB. Chính vì thế, việc sử dụng các sản phẩm chống nắng như kem chống nắng, áo chống nắng, các loại phụ kiện như khẩu trang, găng tay, mắt kính chống nắng cũng không được nhiều người chú trọng khi đi ô tô.

Nhưng liệu điều đó có thật sự đúng? Và có cần chống nắng khi ngồi trong ô tô không? Hãy cùng UV100 đi tìm lời giải cho vấn đề này ngay nhé. Và từ đó, tìm ra những cách bảo vệ da hiệu quả khi ngồi trong xe hơi nhé.

Nội dung bài viết

1. Có cần chống nắng khi ngồi trong ô tô không?

Nhiều người vẫn luôn tin rằng, da của chúng ta chỉ chịu những tác động của tia cực tím khi chúng ta ra ngoài. Nhưng điều này là chưa chính xác, tia cực tím có khả năng gây hại đén làn da của chúng ta ngay
cả khi trong bóng râm, ở dưới nước, và kính ô tô cũng không ngoại lệ. Tất nhiên là những môi trường trên vẫn có thể gây ra những cản trở nhất định đối với sự xâm nhập của tia UV. Nhưng rất khó để ngăn chặn được hoàn toàn.

Nhiều chuyên gia đã nhận định, lớp kính chắn gió phía trước ô tô có khả năng ngăn chặn được tia UVA và UVB khá tốt, tuy nhiên mặt kính ở phía sau và ở 2 bên thì chỉ có thể giúp chúng ta ngăn chặn được tia UVB. Mặc dù ngày nay trên thị trường đã sản xuất được những lớp kính với công nghệ vô cùng tiên tiến như phản quang, chống chói, hạn chế bức xạ mặt trời hoặc dán những tấm film chống nắng, film cách nhiệt. Đây đều là những công nghệ được đánh giá rất cao, gần như là chạm đến mức hoàn hảo, nhưng vẫn không thể ngăn chặn được 100%, hơn nữa những công nghệ này có giá thành khá cao. Tùy theo xe và thương hiệu mà các loại film này có mức giá khác nhau, dao động từ 10 đến 20 triệu. Đây là 1 mức giá khá đăt, và không phải ai cũng có đủ điều kiện để tiếp cận. Thông thường, những tấm film dán kính xe được tặng kèm khi mua xe chỉ có khả năng giảm nhiệt và chống nắng ở mức cơ bản, người ngồi trên xe ít nhiều vẫn bị ảnh hưởng.

Đặc biệt là với tình hình nắng nóng gay gắt như ở nước ta, việc phải di chuyển liên tục dưới cái nắng 30-40 độ rất dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường do ánh nắng mặt trời gây ra như sạm nám, lão hóa sớm, tăng sắc tố da, cháy nắng hoặc thâm chí là ung thư da.

Đối với những người phải lái xe di chuyển đường dài, sẽ dễ dẫn đến những biểu hiện tiêu cực như cáu gắt, mệt mỏi, căng thẳng và mất tập trung.

Ngoài ra, còn 1 vấn đề đáng báo động nữa chính là tình trạng sốc nhiệt khi ngồi ô tô. Nghe có vẻ rất khó tin, nhưng đây hoàn toàn là những phân tích có cơ sở. Chắc hẳn mọi người đều đã nghe qua hiện tượng sốc nhiệt khi nhiệt độ thay đổi đột ngột như khi đang trong phòng điều hòa và di chuyển ra bên ngoài trời. Tình trạng sốc nhiệt trong ô tô cũng tương tự như vậy, nhưng có phần nguy hiểm hơn rất nhiều vì vốn dĩ không gian trong xe hơi đã có thêm nhiều CO2, nhiều người có thói quen mở điều hòa ở nhiệt độ thấp và để điều hòa thổi thẳng vào người khi ngồi trong ô tô.

Việc chênh lệnh nhiệt độ ở mức độ lớn như vậy làm khả năng xảy ra hiện tượng bị sốc nhiệt tăng lên rất cao. Một số biểu hiện thường thấy nhất khi bị sốc nhiệt là có cảm giác đau đầu, hơi chóng mặt hoặc choáng váng, tim đập nhanh hơn, thậm chí có thể dẫn đến ngất xỉu hoặc nghiêm trọng hơn là đột quỵ. Đặc biệt những người có tiền sử bị các chứng bệnh về tim mạch, huyết áp thì càng nên cẩn thận trước vấn đề này.

Vậy có cần chống nắng khi ngồi trong ô tô không? - Chắc hẳn với những tác hại khôn lường nêu trên thì mọi người đã có cho mình câu trả lời rồi đúng không nào? Nhưng cũng đừng quá lo lắng, bởi vì UV100 sẽ mang đến cho bạn những biện pháp bảo vệ da khi ngồi trong xe hơi hiệu quả nhất ngay phía dưới đây.

2. Các cách bảo vệ da hiệu quả khi ngồi trong xe hơi

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ da khi ngồi trong xe hơi đó chính là hạn chế ra đường trong thời gian nắng nóng cao điểm. Cụ thể là nên hạn chế ra đường, lái xe vào thời điểm 12-15h trưa, đồng thời chú ý bù nước cho cơ thể hợp lý.

Ngoài ra, theo chia sẻ của bác sĩ Đặng Bích Diệp, nếu chúng ta có việc phải di chuyển/ lái xe trong những ngày nắng gắt, những khung giờ có nền nhiệt cao, chúng ta nên chủ động trang bị những biện pháp chống nắng như ở ngoài trời ngay cả khi đang ngồi trong xe hơi.

Những biện pháp chống nắng được nhiều người đánh giá cao hiện nay có thể kể đến là, sử dụng kem chống nắng. Lưu ý nên chọn những loại kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên. Hoặc sử dụng các loại quần áo chống nắng với chỉ số UPF 40 trở lên, che chắn cho các vùng da hở như mặt, cổ, vị trí tiếp xúc với vô lăng như cổ tay,... Và sử dụng găng tay chống nắng đươc xem là biện pháp tối ưu nhất. Vì không phải mất nhiều thời gian chuẩn bị, chi phí hợp lý cho 1 găng tay chất lượng, đảm bảo được tính thẫm mỹ đối với cả nam lẫn nữ.

Lưu ý khi chọn găng tay chống nắng, nên chọn những sản phẩm có tên tuổi, có thương hiệu, chất vải thoáng mát, độ co giãn tốt, vừa vặn với tay. Và tốt nhất là nên sử dụng những găng tay được thiết kế chuyên về chống nắng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm lái xe của nhiều bác tài, chúng ta hoàn toàn có thể giảm thiểu được nguy cơ bị sốc nhiệt khi lên xe. Cụ thể, trước khi khởi động xe, cần tắt chế độ điều hòa A/C, tắt quạt. Và khi khởi động xe, chúng ta cần bật quạt gió, mở cửa kính để đẩy bớt khí nóng ra ngoài, sau đó đóng cửa kính xuống rồi mới bật điều hòa. Lưu ý, không nên để mức độ lạnh và tốc độ quạt mạnh ngay lập tức, mà hãy điều chỉnh theo nhiệt độ giảm dần để cơ thể thích nghi kịp thời.

Trong trường hợp muốn xuống xe, dừng xe hoặc tắt máy thì nên tắt điều hòa A/C, tắt quạt trước rồi mới mở cửa và xuống xe. Một mẹo nhỏ nữa là khi sắp tới điểm đến, chúng ta nên tăng nhiệt độ lên 1 cách phù hợp. Điều này sẽ giúp cơ thể dễ dàng thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài, hạn chế được tình trạng sốc nhiệt.

3. Tạm kết

Như vậy, qua bài viết trên UV100 đã giúp bạn có câu trả lời về vấn đề có cần chống nắng khi ngồi trong ô tô không, cũng như chia sẻ với bạn những cách bảo vệ da hiệu quả khi ngồi trong xe hơi. Hy vọng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với bạn. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Viết bình luận của bạn